1900 9421 cskh@humano.vn

Làm rõ nhu cầu khách hàng trước khi bắt đầu tham vấn báo cáo. Anh chị mong muốn nhận được gì từ bài phân tích này?

Khám phá bản thân? Hiểu rõ năng lực, tính cách và đầu tư cho bản thân/trẻ? Định hướng nghề nghiệp? Áp dụng cho công việc hiện tại? Tò mò …

  • Hiểu rõ bản thân

Hiểu mình là ai – đó là việc đầu tiên và quan trọng nhất. Bao lâu còn chưa ý thức về mình cùng những gì mình thực sự có nơi bản thân, thì bấy lâu, mọi nỗ lực sống của Bạn vẫn chỉ là một cuộc phung phí thời gian và sức lực vô ích. Và đời Bạn sẽ vẫn mãi loay hoay.

Ngược lại, khám phá cho biết rõ mình là ai, bạn sẽ hiểu rõ mình, biết mình có gì, có tiềm năng phát triển mãnh liệt đến mức độ nào. Và Bạn sẽ rút ngắn lại và tiến thẳng trên con đường trưởng thành và thành công của mình.

Hiểu được giá trị bản thân để trở thành người tuyệt vời và hạnh phúc hơn. Bài báo cáo như 1 giá trị tham khảo. “Trước khi bạn mơ ước trở thành một nhà đầu tư – đầu tư vàng, đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán, đầu tư vào chính công ty của mình – hãy nhớ có một nơi mà bạn cần phải đầu tư đầu tiên. Đó là đầu tư vào chính bản thân mình, bởi vì đó luôn luôn là sự đầu tư an toàn và có lợi nhiều nhất. ” (Sống & Khát Vọng)

Thành công là phải biết cách khơi nguồn năng lượng tiềm ẩn trong chúng ta. Trong một thế giới phẳng không ngừng chuyển động và phát triển như hiện nay thì việc tìm ra tiềm năng của bản thân quan trọng như một tấm bản đồ hướng dẫn cho bạn con đường đi đến thành công. Hiểu được giá trị bản thân, năng lực của bản thân thì bạn sẽ đạt được nhiều thành công hơn những gì bạn nghĩ.

=> Mục đích thấu hiểu và tìm thấy ý nghĩa của bản thân, đây là món quà tình thần dành cho bạn.

Chúng ta tồn tại trên cõi đời này là có lý do, để thực hiện một sứ mệnh nào đó. Sứ mệnh trao giá trị cho người khác, giúp ích cho đời. Tương ứng với mỗi sứ mệnh đó chúng ta sẽ có những tiềm năng riêng, tiềm ẩn. Luôn luôn nhớ rằng bất kỳ ai trong chúng ta cũng đểu có điểm mạnh riêng, tiềm ẩn việc của chúng ta là khơi dậy sức mạnh bên trong sống với con người khổng lồ trong mình.

  • Hiểu rõ tính cách để giao tiếp, thấu hiểu lẫn nhau, tôn trọng cá tính, gia đình hạnh phúc:

+ Ví dụ, đối với bé nhà mình thuộc tuýp người cảm xúc thì khi bé phạm lỗi, nếu la mắng bé quá nhiều, bé dễ bị tổn thương và thu mình một cách dễ dàng. Nếu cách giao tiếp của phụ huynh nhẹ nhàng nhắc nhở bé và đưa ra những lời khích lệ để hôm sau bé làm tốt hơn, và việc giao tiếp với con dễ dàng hơn nữa.

+ Có nhiều bé thuộc tuýp người thực tế, đòi hỏi logic cao, khi bé mắc lỗi hay lúc anh chị dạy cho bé học, Anh/chị phải có những lý lẽ xác thực khuyết phục bé. Nên cho bé biết nguyên nhân kết quả, bé mới tin tưởng và thực hiện.

+ Vợ chồng trong gia đình đôi khi nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Đa phần con người ta không hiểu nhau vì gặp vấn đề trong giao tiếp, truyền tải thông điệp. Hai bên có cách nghĩ riêng của mình, khó đặt mình vào vị trí người khác để hiểu và đồng cảm. Sinh trắc vân tay sẽ giúp các cặp đôi hiểu về nhau hơn, về những đặc tính tính cách bẩm sinh cốt lõi để rồi dễ chấp nhận, hiểu và đồng cảm với nhau hơn.

  • Hiểu rõ năng lực tiềm ẩn để đầu tư và tạo ra kết quả dễ dàng .

+ Với trẻ em:

Phụ huynh sẽ nói với bạn rằng “Tôi hiểu con tôi”. Họ vẫn sẽ đúng nhưng chưa đủ. Nếu phụ huynh là nghệ sĩ họ sẽ dễ dàng phát hiện ra con minh có tố chất nghệ thuật từ bé nhưng chưa hẳn sẽ thấy được năng khiếu toán học của bé. Cũng như vậy, bố mẹ làm kinh tế chưa chắc đã phát hiện ra năng khiếu về thể thao của bé. Nhìn nhận vấn đề thông qua quan sát phụ thuộc thuộc rất nhiều vào kinh nghiệp của người quan sát. Và như vậy cũng chưa đủ thông tin để phát hiện ra tiềm năng của trẻ. Càng nhiều thông tin chúng ta sẽ có những nhìn nhận, đánh giá tối ưu hơn.

Phương pháp trắc nghiệm cũng là một phương pháp hay nhưng với trẻ em thì khó áp dụng. Đa phần nó phù hợp với đối tượng người lớn.

Sinh trắc vân tay là một công cụ tham khảo khá tốt, là món quà tuyệt vời phụ huynh dành cho con trẻ. Một bài kiểm tra năng lực não bộ dựa trên nền tảng khoa học giúp phụ huynh có cái nhìn khách quan hơn về tiềm năng của con mình, chắp cánh tài năng cho con.

=> Nếu được phát huy tài năng/vượt trội về một môn học/năng khiếu chơi đàn, piano, vẽ . . . . bé sẽ có nhiều niềm vui trong học tập, cảm thấy không áp lực trong việc học. Việc phát huy năng lực vượt trội sẽ giúp bé phấn khởi trong học tập, sự hưng phấn của não bộ sẽ giúp bé học nhanh hơn các môn học còn lại .

=> Giá trị báo cáo KHÔNG nhằm mục đích cố định hoặc áp đặt con đường đi cho bất kỳ ai. Đây là giá trị để cha mẹ có thể tự thiết lập bản đồ cho trẻ. Phụ huynh hoàn toàn có sự lựa chọn riêng sau khi nghe tư vấn báo cáo. Việc bạn có được những kiến thức tham khảo của người quân sư còn tốt hơn việc bạn không có ý tưởng nào cả .

=> Tư vấn viên cho khách hàng thấy được giá trị và kinh nghiệm của những bậc phụ huynh khác khi trải nghiệm Вáo cáo Sinh Trắc Vân Tay, và cũng không nhấn mạnh rằng bé bắt buôc phải học môn học theo bài báo cáo. Trẻ có thể học thêm những môn học thiên bẩm vượt trôi để có kết quả nhanh, lấy lại sự tự tin và vui vẻ cho trẻ trước khi bắt trẻ học những môn học không có thế mạnh .

=> Và tất cả điều chúng tôi làm chính là giúp phụ huynh quan sát và hỗ trợ thêm cho con.

+ Với người lớn:

Đa số chúng ta thường chỉ tập trung vào bồi dưỡng mà quên mất việc khám phá tiềm năng bản thân. Trong khi việc khám phá bản thân là bước cực kì quan trọng, nó cho ta biết được năng lực tiềm ẩn, năng khiếu, điểm mạnh, điểm yếu . Để từ đó có quyết định, bước đi đúng đắn trên con đường phát triển bản thân .

Một khi bạn hiểu tiềm năng lớn nhất của mình thuộc lĩnh vực nào. Nếu không, bạn sẽ không phát huy được khả năng và lãng phí một phần tiềm năng thiên bẩm. Người ta ví von rằng: Tiềm năng có nguyên lý hoạt động hoàn toàn ngược với một tài khoản tiết kiệm. Khi bạn gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm, tiền của bạn sẽ sinh sôi nảy nở theo thời gian. Còn khi bạn để tiềm năng đó, càng theo thời gian nó càng mất dần và thui chột. Tiềm năng cũng giống như cơ bắp của bạn, nếu bạn không dùng nó sẽ teo đi và bạn sẽ mất nó.

  • Định hướng nghề nghiệp dành cho Sinh viên, người đi làm:

+ Đối với sinh viên, người đi làm thì định hướng nghề nghiệp là môt việc không dễ dàng. Bởi sự thành công của một người phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Yếu tố di truyền (bộ não) là tiền đề cho sự phát triển. Yếu tố môi trường bao gồm gia đình, trường học, xã hội đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của một con người. Yếu tố giáo dục, bao gồm cả việc tự giáo dục đóng vai trò chủ đạo, sự hiểu biết càng giúp giúp con người ta nhìn nhận vấn đề càng thấu đáo. Yếu tố quyết định cho sự thành công chính là tự hành động của chính bản thân người đó, bởi chỉ có hành động mới tạo ra kết quả.

Báo cáo Sinh trắc vân tay là báo cáo lúc 0 tuổi, chỉ là bản phân tích tiềm năng ở điểm khởi đầu của một người. Mặc dù chỉ là yếu tố tiền đề nhưng có ý nghĩa rất quan trọng. Não bộ chi phối mọi hành vi, sở thích của con người. Vùng não nào nhiều tế bào thần kinh thì khi ta đưa thông tin vào sẽ tạo ra nhiều hóc môn gây hứng phấn, dễ dẫn ta đến đam mê hơn. Ngược lại, nếu chúng ta hoạt động trong vùng não ít tế bào thần kinh dễ làm chúng ta chán nản, không hứng thú. Đó là lý do ta không giỏi tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống, có những việc ta rất thích thú nhưng có những việc cứ làm là thấy mệt. Việc phát hiện ra vùng tiềm năng từ sớm sẽ giúp ta đến gần với đam mê hơn, dễ kích hoạt năng lực để đạt thành công, hạnh phúc hơn trong cuộc sống.

Vì là báo cáo tiềm năng lúc 0 tuổi nên kết quả báo cáo có khi sẽ không phản ánh như thực tế diễn ra khiến khách hàng chưa hài lòng. Ví dụ bài báo cáo phân tích chỉ số Thông minh âm nhạc của người đó ở vị trí số một nhưng hiện tại họ làm kế toán rất tốt. Điều này hoàn toàn bình thường, bất kỳ lĩnh vực nào nếu chúng ta kiên trì rèn luyện thì đều thành công. Nhưng sự khác biệt là khi làm công việc đó có đem lại sự hưng phấn, thăng hoa mỗi ngày cho chúng ta hay không, có đưa chúng ta đến đỉnh cao của nghề nghiệp hay không. Hãy gợi mở để khách hàng chia sẻ câu chuyện của họ, cơ duyên nào để họ lựa chọn đến với nghề kế toán? Âm nhạc đem lại cho họ cảm nhận như thế nào?…Khách hàng vẫn sẽ làm theo nghề nghiệp hiện tại nhưng họ có sẽ làm tốt hơn bằng cách áp dụng những tiềm năng chưa biết của bản thân/ hoặc chọn con đường hoàn toàn mới để đi và tư vấn những năng lực gì cần hỗ trợ. Như trường hợp này, khách hàng vẫn làm kế toán nhưng những lúc căng thẳng hay khi làm việc có thể nghe thêm nhạc để não bộ hưng phấn làm việc sẽ hiệu quả hơn.

+ Theo một nghiên cứu trong cuốn sách bán chạy nhất gần đây – OUTLIERS  – viết bởi Malcolm Gladwell, cần khoảng 10.000 giờ để trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó. Quy tắc này được biết đến với cái tên 10.000 giờ: “Nếu bạn luyện tập một công việc nào đó trong đủ lâu, tới khoảng thời gian 10.000 giờ, tức là tương đương 10 năm, thì bạn ắt sẽ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực ấy”. Nhiều người tán đồng với nội dung của quy tắc này vì nó đúng với những gì chúng ta được khuyên bảo rằng: “chỉ có luyện tập mới có thể mang về kết quả”.

+ Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Giáo sư Brooke Macnamara, sự luyện tập chỉ đóng góp trung bình khoảng 12% mà thôi. Con số này có thể khác nhau ở các ngành nghề khác nhau, thế nhưng chúng đều cho kết quả rằng luyện tập không phải là tất cả:

– Lĩnh vực thể thao: luyện tập đóng góp 25% thành công

– Lĩnh vực giáo dục: luyện tập đóng góp 18% thành công

– Lĩnh vực âm nhạc: luyện tập đóng góp 4% thành công

Kết quả trên thực sự gây bất ngờ bởi nó khác biệt hoàn toàn so với tuyên bố của nhiều tác giả trong nhiều cuốn sách phát triển bản thân, những người có thể đã phóng đại tầm quan trọng của việc luyện tập.

Kết quả này cũng không phải là không có lý vì đúng là đôi khi, luyện tập không phải tất cả. Trong thực tế, có rất nhiều người đã rất nỗ lực trong lĩnh vực của họ nhưng cuối cùng lại không trở nên xuất sắc.

Ví dụ, trong loạt nghiên cứu về những người học piano, một số người đã tập luyện tương đối ít và đạt đến một trình độ cao, trong khi có những người khác thì đã luyện tập nhiều hơn thế nhưng lại không đạt được đến trình độ tương tự. Đơn giản là vì để thành công với piano, bạn cần có một thứ là năng khiếu bẩm sinh.

Giá sư Brooke Macnamara nói: “Một điều chắc chắn là việc luyện tập có chủ tâm là quan trọng, từ cả quan điểm lý thuyết và cả theo thống kê. Tuy nhiên nó không hoàn toàn đại diện cho thành công”.

Vậy, với những người đang kiếm tìm thành công, câu hỏi bây giờ là điều gì là thực sự quan trọng ? Giáo sư Macnamara cũng trả lời câu hỏi này:

Theo tôi, một số yếu tố sau mới là quan trọng, bên cạnh sự cần thiết của luyện tập:

– Bạn bắt đầu sớm như thế nào trong lĩnh vực đó?

– Khả năng bẩm sinh của bạn?

– Tính cách của bạn?

– Khả năng nhớ ngắn hạn trong trí nhớ bạn?

Vậy, với những ai đang tin tưởng lời Edison nói rằng “99% thành công là nhờ luyện tập”, và đang luyện tập hết mình thì đạt mục tiêu thì có lẽ họ cần lùi lại một bước và ngẫm nghĩ một chút về 4 yếu tố thêm vào bên trên.

Còn quay lại với quy tắc 10.000 giờ, nếu nó đã không đúng thì có lẽ đã đến lúc một thông điệp khác tốt hơn cần ra đời để thay thế nó:

Chính xác, bạn cần luyện tập điên cuồng để trở nên thành thạo, thế nhưng nếu việc luyện tập rất nhiều vẫn không làm cho bạn thành thạo được, thì có lẽ đơn giản là bạn sinh ra đã không hợp với công việc này rồi, bỏ đi và hãy thử cái mới đi thôi. Đừng tiêu tốn đến 10 năm chỉ để luyện tập thứ mà bạn biết chắc mình sẽ không thành công.

+ Theo chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Trần Chân: Nếu công việc hiện tại bạn có một trong 3 yếu tố sau thì không nên đổi nghề: Tiền, Địa vị, Đam mê. Bởi có một trong 3 yếu đó sẽ dễ dẫn bạn đến với niềm hạnh phúc trong nghề nghiệp. Có ba thứ quyền lực mà bạn có thể thu hút người khác đi theo mình, đó là: Trí thông minh, Chính trị, Kinh tế. Nếu bạn không có khả năng về tài chính, có vị trí nhất định trong xã hội thì hãy tập trung vào tri thức. Người khác sẽ tìm đến bạn khi bạn có tài năng.

+ Nếu bạn đã có sẵn đam mê, bạn không nhất thiết phải chọn nhóm ngành nghề ưu tiên nhất. Bạn hãy làm theo đam mê và tìm thêm năng lực hỗ trợ .

+ Nếu bạn chưa có đam mê, chưa biết phải làm gì, vậy bạn chọn ngành nào có còn quan trọng không (mặc dù bạn nói rằng bạn chưa giờ nghĩ rằng mình sẽ làm công việc đó). Hãy chọn nhóm ngành ưu tiên trong bài báo cáo .

  • Áp dụng cho công việc hiện tại

Nếu mong muốn áp dụng cho công việc hiện tại thì hãy hỏi khách hàng, họ thấy công việc của mình cần kỹ năng, chuyên môn gì hỗ trợ? Chỉ có người nào làm trong lĩnh vực đó thì mới am hiểu nhất, vì thế đừng ngại hỏi khách hàng để tìm thêm cho họ năng lực vượt trội bổ sung thêm cho ngành nghề của họ.

Tất cả những năng lực trong bài báo cáo đều cần cho bất kỳ cá nhân nào để đáp ứng các khía cạnh trong cuộc sống. Vì thế nếu khách hàng nghĩ rằng năng lực ngôn ngữ không hỗ trợ cho nghề bác sĩ thì nếu bạn là tư vấn viên, bạn biết phải làm gì rồi phải không? Hãy phân tích và kết hợp.